Sunday, May 8, 2016

Những dấu hiệu, triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư phổi thường nhiều người bỏ qua

Trong thực tế, mỗi năm, số lượng người chết vì ung thư phổi cao hơn ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt, vì thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, rất khó khăn để điều trị bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), ung thư phổi là loại ung thư được chẩn đoán nhiều thứ hai ở cả nam và nữ tại khu vực này.


Ung thư phổi xuất hiện do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi. Nếu không được chữa trị, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư phổi có hai loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải dạng tế bào nhỏ.

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, loại bệnh này cũng phát triển ở đối tượng không hút thuốc.

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là bố mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, các yếu tố khác như khói thuốc lá, khí radon và các loại khí độc hại khác cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi chủ yếu xảy ra ở người nhiều tuổi. Gần 70% người được chẩn đoán là trên 65 tuổi, khoảng 3% nằm ở nhóm người dưới 45 tuổi. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư phổi chiếm 27% số ca ung thư bị tử vong ở đây. Trong thực tế, mỗi năm, số lượng người chết vì ung thư phổi cao hơn ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân là ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, rất khó khăn để điều trị bệnh. Trong nhiều trường hợp, nó có thể không hiển thị bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào trong giai đoạn đầu. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư phổi rất quan trọng, giúp bạn nắm bắt, báo sớm với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.



Nếu bạn bị ho kéo dài trong 3 tuần liên tục mà không hề bị cảm lạnh thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi.

Dưới đây là 10 dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư phổi mà bạn không được bỏ qua:

1. Ho kéo dài

Chúng ta thường trải qua những cơn cảm lạnh và bị ho trong thời gian đó. Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài trong 3 tuần liên tục mà không hề bị cảm lạnh thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi. Bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác đau ngực chạy lên vai hoặc xuống cánh tay khi ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.

Nếu bạn bị ho dai dẳng và uống thuốc dường như không có tác dụng, hãy tìm đến bác sĩ sớm để chụp X-quang và tiến hành các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị.

2. Ho ra máu

Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là đối tượng hút thuốc. Cả hai dạng ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ đều có thể xuất hiện triệu chứng này.


Các nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị ho ra máu là bị bệnh nhiễm trùng, lao, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch.

3. Thở khò khè

Khi đường hô hấp bị viêm, bạn sẽ thở khò khè hoặc phát ra âm thanh ngay khi thở. Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thở khò khè là hen suyễn và dị ứng. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Nếu thở khò khè trong một thời gian dài mà không hề mắc bệnh hen suyễn trước đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và tìm rõ nguyên nhân.

4. Khó thở

Khó thở, thở dễ bị hụt hơi là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. 9/10 người mắc bệnh ung thư phổi sẽ xuất hiện dấu hiệu cảnh báo này. Khó thở cũng có thể là do tắc động mạch, thiếu máu, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính, tập luyện quá sức hoặc thiếu oxy để thở ở những khu vực quá cao.

Vì vậy, bình thường bạn sẽ cảm thấy khó thở khi không có đủ oxy và phổi cố gắng bù đắp cho khoản đó nên dẫn đến khó thở. Tuy nhiên, nếu khó thở do tắc nghẽn trong đường hô hấp hoặc chất lỏng tích tụ trong một khối u phổi thì bạn đã bị ung thư phổi. Nếu bạn đột nhiên thấy khó thở khi làm một việc mà trước đây mình thực hiện quá ư là đơn giản thì hãy đi khám ngay.

5. Đau ngực và xương

Đau ngực thường xuất hiện sau khi bạn ho nhiều, cười nhiều, hít thở sâu. Đây cũng là dấu hiệu ung thư phổi lây lan đến niêm mạc phổi. Trong giai đoạn tiến triển, bệnh ung thư có thể lây lan đến xương và bạn có thể bị đau lưng, cánh tay, cổ, vai hoặc ở những khu vực khác trên cơ thể. Cảm giác đau sẽ nặng nề hơn vào ban đêm, nhất là khi nằm ngủ.

Thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể thay đổi tùy thuộc vào độ lan rộng của các khối u đến đâu. Nếu ngực, xương đau không rõ lý do trong vòng 4 tuần liên tục thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.




Trong giai đoạn tiến triển, bệnh ung thư có thể lây lan đến xương và bạn có thể bị đau lưng, cánh tay, cổ, vai. 

6. Thường xuyên bị nhiễm trùng vùng ngực

Nếu thường xuyên bị nhiễm trùng ngực như viêm phế quản, viêm phổi mặc dù đã dùng thuốc kháng sinh, thì rất có thể phổi bạn đang có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó có ung thư phổi. Nếu viêm phổi, viêm phế quản chữa mãi không khỏi, hãy hỏi bác sĩ của bạn để tiến hành những xét nghiệm cần thiết loại bỏ ung thư.

7. Khó nuốt

Đây là hiện tượng phổ biến khi bạn bị đau họng. Nhưng nếu hiện tượng xuất hiện trong vài tuần liền, bất kể bạn nuốt thức ăn dạng rắn hay lỏng thì đây không chỉ là dấu hiệu của viêm họng thông thường. Rất có thể bạn đã bị ung thư dạ dày, đồng thời đây cũng là dấu hiệu sớm của ung thư phổi.


Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí về bệnh vùng ngực và lao phổi của Ai Cập cho thấy, khó nuốt là triệu chứng rất phổ biến của bệnh ung thư phổi. Nếu bị ung thư phổi, khó nuốt thường đi kèm các hiện tượng nghẹt thở, ho trong khi ăn.

8. Bỗng nhiên khàn giọng

Hầu hết chúng ta bị khàn giọng là do viêm dây thanh quản, trào ngược dạ dày, dị ứng, ho dai dẳng, hít phải các chất kích thích đường hô hấp.

Nhưng khàn tiếng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát thanh âm. Do bị ung thư, dây thanh âm sẽ bị kích thích và viêm, dẫn đến những thay đổi trong giọng nói.

Nếu hiện tượng kéo dài 2-3 tuần mà không rõ lý do, bạn cần đi khám ngay. Khàn giọng, kèm thở khò khè, khó thở, ho ra máu… chỉ có thể xảy ra ở người mắc bệnh ung thư phổi.

9. Sút cân đột ngột

Nếu đột nhiên giảm cân nhanh mà không thực hiện chế độ tập luyện, ăn uống kiêng khem nào rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư phổi. Ngoài giảm cân, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, chán ăn, suy nhược cơ thể. Khoảng 6/10 bệnh nhân ung thư phổi bị giảm cân trong khi bản thân không hề mong muốn. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, tuyến tụy, thực quản.




Nếu đột nhiên giảm cân nhanh mà không thực hiện chế độ tập luyện, ăn uống kiêng khem nào rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư phổi. 

10. Móng tay bất thường

Nếu đầu ngón tay, ngón chân đột nhiên có hình dạng như những dùi trống thì bạn cần cảnh giác. Sự thay đổi giữa lớp biểu bì và móng làm móng có hình dạng này, nguyên nhân là lượng oxy trong máu giảm do tim hoặc phổi có vấn đề. 3 trong số 10 người mắc ung thư phổi sẽ gặp phải vấn đề này.

Để giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi, bạn cần:

- Dừng hút thuốc.

- Hãy chắc chắn rằng mình không tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Kiểm tra nhà của bạn để tránh khí radon lọt vào.

- Tránh tiếp xúc với chất gây ung thư trong không khí tại nơi làm việc.

- Tránh đi đến các khu vực bị ô nhiễm nặng, những khu công nghiệp hóa.

- Cải thiện chất lượng không khí trong nhà, văn phòng bằng việc trồng cây xanh, chẳng hạn như một cây dương xỉ, bình hoa lily…

- Tập thể dục hàng ngày và thường xuyên vận động.

- Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại trái cây bổ dưỡng, rau và ngũ cốc.

- Tránh căng thẳng và lo lắng. Tập thiền và yoga để thư giãn tâm trí và cơ thể của bạn.

- Thực hành thở sâu trong 10 phút, một vài lần mỗi ngày.

- Làm sạch và giải độc phổi của bạn bằng cách uống trà gừng, 2 hoặc 3 lần/ ngày.

- Không dùng bất cứ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

- Duy trì vệ sinh đúng cách và thường xuyên đi khám sức khỏe.

No comments:

Post a Comment