Wednesday, March 30, 2016
Liệu còn dám ăn nhiều đường sau khi tận mắt nhìn thấy những hình ảnh này
Những hình ảnh này nằm trong Chiến dịch nâng cao nhận thức về các biến chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường loại 2.
Mặc dù những hình ảnh gây sốc về các vết thương hở miệng này được làm từ kẹo nhưng nó cũng cảnh báo rằng ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho cơ thể.
Một chiến dịch đã được tổ chức bởi Hiệp hội Tiểu đường của Thái Lan nhằm mục đích nâng cao nhận thức về các biến chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường bao gồm khó chữa lành vết thương, vết loét, hoại tử và phải cắt bỏ chân tay.
Chiến dịch quảng bá rùng rợn cho thấy bánh kẹo được sắp xếp để trông giống như lỗ sâu, bệnh tay chân ở cơ thể.
Hầu hết mọi người đều biết ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến tăng cân, sâu răng và còn gây tiểu đường loại 2 với nhiều biến chứng kinh khủng.
Bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu khi cơ thể trở nên nhạy cảm với insulin - hormone gây rối loạn lượng đường trong máu.
Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu vẫn ở mức cao, mà theo thời gian lượng đường này sẽ tích tụ tại các động mạch và gây thu hẹp các mạch máu.
Cơ thể sẽ sản sinh ít tế bào hồng cầu hơn, làm chậm quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng - cũng như ít các tế bào bạch cầu hơn. Điều này làm tăng khả năng nhiễm trùng và vết thương chậm lành.
Và bệnh tiểu đường cũng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, bệnh gây gia tăng viêm loét, hoại tử, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng xương.
Trong trường hợp tồi tệ nhất, người bị biến chứng tiểu đường có thể còn phải cắt bỏ các chi. Hiệp hội tiểu đường của Thái Lan muốn cảnh báo người dân không nên ăn nhiều đồ ngọt – nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Tại Anh, có tới 135 trường hợp phải cắt cụt chi liên quan đến bệnh tiểu đường trong một tuần, theo Tạp chí Diabetes UK.
Và một biến chứng của bệnh tiểu đường là tổn thương thần kinh dẫn đến mất cảm giác.
Vấn đề này dẫn đến loét hoặc nhiễm trùng vết thương, nhiều người có thể không nhận ra và càng điều trị thì càng tồi tệ thêm.
Tổ chức Y tế Thế giới tiên đoán bệnh tiểu đường sẽ là một trong bảy nguyên nhân dẫn đến tử vong vào năm 2030.
Năm ngoái, ước tính có 1,5 triệu ca tử vong bởi bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Ngày nay, bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh bởi nó là nguyên nhân kéo theo nhiều bệnh khác như: Bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận... Hơn nữa, căn bệnh này rất khó điều trị dứt điểm nên người bệnh buộc phải chung sống với nó và cần biết cách kiểm soát để bệnh không nặng hơn.
Một số dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, liên tục cảm thấy đói, giảm cân đột ngột... Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường type 2 còn có thể có thêm một số triệu chứng khác như: Rối loạn tình dục, vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng...
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường:
- Trên 45 tuổi
- Thừa cân, béo phì
- Ít vận động
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
- Có bệnh về huyết áp, rối loạn mỡ máu
- Phụ nữ mang thai
...
Tiểu đường là bệnh mãn tính và chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nên phòng ngừa mắc bệnh là điều tốt nhất mà bất kì ai cũng nên làm. Với những người đã mắc bệnh, cần kiểm soát tốt lượng đường huyết để ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment